Tây Ninh -thị trường mới nổi ở phía tây TP.HCM – đang thu hút nhiều nhà đầu tư và người mua quan tâm trong bối cảnh xu hướng lựa chọn bất động sản vùng ven hậu đại dịch ngày càng bùng nổ.

Tại thị trường vùng ven TP.HCM, Tây Ninh ngày càng được nhiều nhà đầu tư và người mua chú ý. Thị trường nhà đất khu vực này dần sôi động, nhất là trong 3 năm trở lại đây. Trong đó, phân khúc đất nền ghi nhận lượng giao dịch tăng, từ đất thổ cư, đất vườn, đất nông nghiệp đến đất nền dự án.

Theo nhiều khách hàng đánh giá, dất nền tại đây có ưu điểm như giá hợp lý, hội tụ các giá trị văn hóa, phong thủy nên được người mua ưa chuộng. Đồng thời, khu vực này đang ở thời kỳ đầu phát triển, 5-10 năm tới sẽ là giai đoạn tăng tốc, nên dư địa tăng trưởng còn nhiều.

Giá đất vừa phải, hợp lý

Hiện giá đất nền tại Tây Ninh tương đối vừa túi tiền với nhiều người mua, từ 500 triệu là đã có thể sở hữu đất Tây Ninh.

So với Bình Dương, Long An, Đồng Nai…là các khu vực đã và đang phát triển, giá đất đã tăng nhiều, do đó biên lợi nhuận sẽ bị thu hẹp hơn so với đất tại thị trường mới nổi như Tây Ninh.

Bên cạnh đó, với nhiều người mua như công nhân, người lao động, các bạn trẻ…có khả năng tài chính khá hạn chế, thì bất động sản Tây Ninh là lựa chọn đáng cân nhắc để tối ưu vốn với mục tiêu vừa ở, vừa để dành tăng giá trung và dài hạn.

Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài 2021-2025

Tin tức thúc đẩy mạnh cho thị trường Tây Ninh là vừa qua TP.HCM đã thông qua Nghị quyết về thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, với tổng vốn tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng.

Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, đi song song quốc lộ 22 hiện hữu; điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Chiều dài toàn tuyến đường khoảng 50 km. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 dự kiến từ năm 2021-2025.

Đây sẽ là tuyến giao thông cao tốc Xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.

Tây Ninh có nhiều khu công nghiệp lớn tọa lạc dọc theo trục đường Xuyên Á, cùng hoàng loạt các cụm công nghiệp, chế xuất khác trên khắp địa bàn tỉnh.

Tiềm năng lớn từ nhiều khu công nghiệp

Các khu công nghiệp tại Tây Ninh được đánh giá là nhiều tiềm năng lợi thế, bởi sở hữu quỹ đất trống còn rộng, tỷ lệ lấp đầy chỉ vào khoảng 65-66% (trong khi tại Bình Dương, Đồng Nai tỷ lệ lấp đầy đã là 99%, tại Long An là 80%).

Đồng thời, bất động sản công nghiệp Tây Ninh có ưu thế giá thuê cạnh tranh, rẻ hơn nhiều so với giá tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An…Đây được cho là điểm nhấn hấp dẫn, giúp Tây Ninh thu hút nhiều hơn nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trong giai đoạn tới đây.

Minh chứng thực tế cho thấy, một số nhà đầu tư đang xem xét các tỉnh cấp 2 thay thế như Tây Ninh. Điển hình năm 2020 đã chứng kiến thương vụ đầu tư sản xuất “khủng” từ Jinju Tire (Hongkong), với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD vào dự án tại Khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh.

Tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu & công nghiệp logistics

Tây Ninh hiện có 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam. Trong đó, Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam, là nhân tố chính của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Mới nhất tháng 10/2021 vừa qua, Tây Ninh đã công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án cảng cạn Mộc Bài. Dự án xây dựng cảng cạn trong giai đoạn 1 với diện tích 5 ha; và trung tâm logistics trong giai đoạn 2 với diện tích 11,5 ha. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ triển khai chuỗi dịch vụ logistic của tỉnh, làm “hậu cứ” cho các cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trước đó, năm 2020, Tây Ninh cũng đã công bố Quy hoạch dự án Trung tâm Logistics, cảng cạn ICD và Cảng tổng hợp tại xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 2.914 tỷ đồng.

Trong tương lai, Tây Ninh hứa hẹn là đầu mối quan trọng trung chuyểnvà kết nối hàng hóa từ các nước ASEAN đến các tỉnh thành trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh logistics, phát triển kinh tế xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động; thúc đẩy phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Du lịch Tây Ninh đang phát triển mạnh

Du lịch sẽ được phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh vào năm 2030, với đóng góp trên 7% GRDP của tỉnh.

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Tây Ninh đều tăng khá đáng kể. Mỗi năm, ngành du lịch của tỉnh đón từ 4 đến 4,5 triệu lượt khách. Mức tăng bình quân 15%/năm; tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân 29,3%/năm.

Tây Ninh được đánh giá là được thiên nhiên ưu ái, sở hữu đầy đủ cả Núi, sông hồ và rừng. Tây Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử-về nguồn, du lịch khám phá-mạo hiểm.

Tây Ninh đang là “miền đất hứa” thu hút vốn FDI

Môi trường đầu tư của Tây Ninh ngày càng được cải thiện và hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) những năm gần đây cho thấy Tây Ninh liên tục tăng hạng (năm 2019 hạng 15/63). So với giai đoạn trước, tỉnh tăng mạnh cả về số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn thu hút đầu tư.

Tây Ninh đứng vị trí 9/63 tỉnh thành trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến tháng 4/2021. Tổng vốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đạt 427,54 triệu USD, tăng 28% so cùng kỳ.

Giai đoạn 2015-2020, tỉnh thu hút 145 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký gần 4,4 tỷ USD, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài cao trên cả nước.

Phối cảnh nhà máy Jinyu Tire Việt Nam tại Khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh

Vùng đất tâm linh nổi tiếng

Tây Ninh nổi tiếng là vùng thánh địa tâm linh, hội tụ các giá trị văn hóa, tôn giáo….được giới bất động sản đánh giá sở hữu những yếu tố phong thủy tốt lành.

Tây Ninh có Núi Bà Đen – nóc nhà Đông Nam Bộ, nơi có Chùa Linh sơn tự và đền thờ Linh sơn thánh mẫu hơn 300 tuổi, nổi tiếng linh thiêng bậc nhất vùng. Bên cạnh đó là Tòa Thánh Tây Ninh – thánh địa của đạo Cao đài, là cái nôi của các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, đời sống tôn giáo độc đáo, hiếm nơi nào có được.

Hưởng lợi thì các quy hoạch vùng ấn tượng

Tây Ninh đã liên tiếp nhận tín hiệu tích cực từ các quy hoạch lớn như quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng, trong đó đô thị Trảng Bàng – Gò Dầu – Hòa Thành – Tây Ninh là cực tăng trưởng trên trục đô thị hành lang dọc Quốc lộ 22, hay quy hoạch phát triển khu đô thị Tây Bắc TP.HCM. Đề án 2 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát cũng đang có chủ trương tái khởi động để phát triển trở thành khu đô thị quy mô lớn, xanh, hiện đại.

Theo ghi nhận tại REC – Tây Ninh, đất thổ cư, đất lập vườn Tây Ninh chiếm hơn 70% lượng giao dịch thường xuyên tại công ty. Nơi đây ít bị ảnh hưởng thiên tai, không gian sống yên bình, du lịch đang trên đà phát triển. Nhiều khu công nghiệp tạo việc làm đa dạng, di chuyển tới TP.HCM gần và nhanh chóng… cho thấy là các ưu điểm hàng đầu đáp ứng thị hiếu của cả người mua ở lẫn đầu tư.

Có thể thấy, bức tranh sáng với nhiều cơ hội đang rộng mở cho Tây Ninh. Khi dạ tầng được đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị hóa. Bất động sản từ đó cũng được hưởng lợi, kỳ vọng tiếp tục thu hút giới đầu tư và người mua ở thực trong thời gian tới.